Hướng dẫn tải và cài đặt phần mềm cpuid hwmonitor

Kiểm tra nhiệt độ CPU trên máy tính, laptop là một việc làm cần thiết để đo nhiệt độ cũng như kiểm tra tình trạng sử dụng CPU hiện tại của thiết bị. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn các cách kiểm tra, đo nhiệt độ CPU đơn giản và chính xác.

1. Tổng quan về quy trình sinh nhiệt của CPU

Tại sao CPU lại sinh nhiệt?

– Khi bạn sử dụng dụng máy tính, CPU trong máy sẽ được tiếp nhận thông tin và chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng khi xử lý thông tin mà bạn muốn. Nhiệt độ này cần được giải phóng, lan tỏa ra ngoài để tránh xảy ra tình trạng quá nhiệt sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu năng của máy.

– Khi nhiệt độ CPU chạm mốc 98 –105 độ C, CPU sẽ bắt đầu giảm tốc độ hoạt động để giảm nhiệt độ xuống mức trung bình. Nếu nhiệt độ tăng cao hơn mốc trên được cho phép, CPU sẽ tự tắt để tránh hỏng hóc nặng nề trên máy tính của bạn.

Tác hại của việc CPU quá nóng

– Khi CPU bị nóng vượt ngưỡng mức cho phép sẽ khiến tuổi thọ CPU bị giảm.

– Máy tính, laptop hay bị treo đột ngột, tự khởi động lại hoặc xanh màn hình, và nghiêm trọng hơn là cháy CPU, mặc dù ít xảy ra trường hợp này.

– Giảm hiệu năng sử dụng các ứng dụng khác.

– Đôi lúc nhiệt độ bị quá tải CPU sẽ dẫn tới lỗi màn hình xanh hoặc đen, lúc đó chúng ta có thể sẽ mất rất nhiều chi phí để sửa chữa hoặc thay thế một CPU mới .

2. Cách kiểm tra nhiệt độ CPU máy tính không cần dùng phần mềm

Kiểm tra bằng cảm quan

Phương pháp đầu tiên và đơn giản nhất chính là dựa vào cảm quan của bạn. Bạn hãy dùng tay chạm vào CPU và kiểm tra xem nhiệt độ của thùng máy đang như thế nào.

Nếu bạn chỉ cảm thấy ấm hoặc nóng ở mức nhẹ thì nghĩa là CPU vẫn đang hoạt động bình thường. Ngược lại, nếu bạn đang dùng máy trong môi trường có nhiệt độ bình thường, không quá nóng bức nhưng CPU là rất nóng thì lúc này bạn cần thực hiện các phương pháp kiểm tra cụ thể hơn để xác định.

Kiểm tra nhiệt độ CPU trong BIOS

BIOS là một hệ thống giúp bạn kiểm soát tổng thể các tính năng cơ bản của máy tính, và tất nhiên bao gồm cả nhiệt độ của máy.

– Bước 1: Vào BIOS

Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào BIOS của máy. Đối với từng dòng máy sẽ có các phím tắt để vào BIOS khác nhau, thông thường là phím Del hoặc F1, F2.

Để mở BIOS, bạn tiến hành khởi động máy như bình thường. Sau khi vừa nhấn nút khởi động, bạn hãy nhấn nhanh phím tắt mở BIOS.

– Bước 2: Bạn dùng phím điều hướng và mở mục Power hoặc PC health trong BiOS.

– Bước 3: Xem nhiệt độ máy trong mục CPU Temperature.

3. Phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU máy tính

Hướng dẫn dưới đây được thực hiện bằng phần mềm CPUID HWMonitor (1,2 MB). Đây là phần mềm miễn phí, hỗ trợ người dùng đo nhiệt độ CPU, giám sát phần cứng, cũng như thông tin về các cảm biến sức khỏe chính của hệ thống PC.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm khác với các thao tác khá tương đồng. Link tải các phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU máy tính:

Hướng dẫn đo nhiệt độ CPU bằng phần mềm CPUID HWMonitor:

Bước 1: Tải phần mềm CPUID HWMonitor TẠI ĐÂY.

Bước 2: Cài đặt phần mềm CPUID HWMonitor bằng cách mở phần mềm vừa tải về > Nhấn Browse… để chọn nơi chứa phần mềm > Nhấn Next ở các tab tiếp theo.

Bước 3: Cuối cùng nhấn Finish để hoàn thành thao tác cài đặt.

Bước 3: Tại thanh tìm kiếm, gõ HWMonitor > Nhấn Open.

Bước 4: Tìm tới phần Temperatures với 2 mục Core #0 và Core #1.

Theo hình, nhiệt độ CPU hiện tại của laptop là 48 độ.

4. Những lưu ý cần biết về nhiệt độ CPU và ổ cứng

Nhiệt độ CPU bao nhiêu là bình thường?

– Với CPU, nhiệt độ hoạt động phù hợp nhất nằm trong khoảng 50 độ.

– Nếu trường hợp nhiệt độ dưới 70 độ thì tình trạng CPU nằm trong mức tạm ổn.

– Nếu nhiệt độ CPU trên 70 độ thì bạn cần kiểm tra lại máy tính, bôi keo tản nhiệt, hoặc sử dụng quạt tản nhiệt,…

– Nhiệt độ ổ cứng sẽ khoảng dưới 50 độ. Còn với card màn hình sẽ trong khoảng 70 – 80 độ.

Làm sao để làm mát CPU, máy tính?

– Đặt máy tính, CPU ở nơi thoáng mát, nên sử dụng trong môi trường có nhiệt độ thấp.

– Thường xuyên vệ sinh tổng thể máy tính và CPU.

– Tra keo tản nhiệt cho CPU thường xuyên.

– Sử dụng quạt tản nhiệt nước.

– Thêm quạt tản nhiệt cho các linh kiện khác.

– Tắt máy tính khi không sử dụng.

– Không nên ép xung CPU.

– Nâng cấp CPU.

– Sử dụng tính năng Power Options.

– Tắt các phần mềm chạy ngầm bằng Task Manager.

 Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn!

 

Bấm “Ctrl+D” Để lưu trữ trên Bookmark và xem lại, hoặc bấm vào biểu tượng ngôi sao cuối địa chỉ web.

Chúc các bạn thành công!

Add your comment

Uy tín

HTBK Computer có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ. Dịch vụ của chúng tôi luôn được khách hàng đánh giá cao và tin dùng.

Chất Lượng

Sản phẩm của HTBK Computer là sản phẩm chính hãng được nhập từ các nhà cung cấp lớn và uy tín cùng với nhiều quyền lợi dành cho khách hàng.

Đẳng cấp

Dịch vụ của HTBK Computer ưu tiên hàng đầu đối với quyền lợi của khách hàng. Giải quyết vấn đề của bạn một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất.
Contact Me on Zalo

Tư vấn miễn phí (24/7) 090 2828 540