Cách làm bảng tính lương hàng tháng trên excel
Hướng dẫn cách làm bảng tính lương trên Excel
các tính lương khác nhau.
Chứng từ để làm căn cứ tính lương đó là: Hợp đồng lao động, bảng chấm công, quy chế tiền lương của
công ty…
Đây là mẫu một bảng tính lương trên Excel:
Sau đây sẽ hướng dẫn các bạn hiểu từng chỉ tiêu và các thức hiện:
– Lương cơ bản: Lương này là lương do giám đốc thỏa thuận với người lao động, dùng để đóng và trích
nộp các khoản bảo hiểm. Mức lương này được thể hiện trên hợp đồng lao động mang đi nộp cho cơ quan
bảo hiểm, và phải căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng, để mức lương cơ bản này không được thấp hơn
mức lương tối thiểu vùng. Năm 2014, mức lương tối thiểu vùng đã tăng lên ( ví dụ ở vùng 1 là 2.700.000)
– Lương Công Việc: là mức lương thực trả trên một tháng làm việc đầy đủ. Thông thường sẽ cao hơn
lương cơ bản. Lương này cao hơn lương cơ bản là nhờ có các khoản phụ cấp như: trách nhiệm, năng lực,
rủi ro, thâm niên… Nhằm đẩy lương lên cao để lấy làm chi phí khi tính thuế TNDN mà công ty không phải
đóng nhiều bảo hiểm.
– Ngày công thực tế: thể hiện trên bảng chấm công, là số ngày bạn đi làm thực tế trong tháng.
– Lương thực tế: Là lương tính theo ngày công đi làm thực tế:
Cách 1: Lương tháng = Lương HĐ/tháng / ngày công hành chính của tháng X số ngày làm việc thực tế.
Cách 2: Lương tháng = Lương HĐ/tháng / 26 X số ngày làm việc thực tế. (26 hay 24 là do DN quyđịnh).
Chi tiết về 2 cách tính lương này các bạn xem tại đây: Cách tính lương theo các hình thức trả lương trong doanh nghiệp.
Tùy vào quy định của từng công ty mà các bạn lựa chọn cách tính phù hợp nhé.
– Phụ cấp ăn trưa: phần phụ cấp ăn trưa này có thể sẽ được quy định riêng cho từng bộ phận, có thể là
từng cá nhân. Các bạn xem tại quy chế công ty và hợp đồng lao động để lấy số liệu. Phần phụ cấp này
thông thường sẽ được tính theo ngày đi làm thực tế, Ví dụ bạn đi làm đủ 26 ngày thì mới được phụ cấp 600
tiền ăn trưa, những nếu bạn nghỉ 2 ngày thì chỉ còn 553.846 (đồng).
– Các khoản giảm trừ theo lương: đây là những khoản trích lại để đóng bảo hiểm cho những cá nhân
tham gia đóng bảo hiểm
Các bạn lấy lương cơ bản nhân với tỷ lệ sau: BHXH: 8%, BHYT: 1,5%, BHTN (nếu có): 1%.
– Thuế thu nhập cá nhân: Đây là khoản trừ vào lương người lao động, nếu ký hợp đồng lao động từ 3
tháng trở lên, kế toán tính theo biểu lũy tiến từng phần, nếu là thử việc thì khấu trừ 10%.
– Thực lĩnh: là số tiền mà người lao động nhận được sau khi các khoản giảm trừ theo lương.
Thực lĩnh = Tổng lương – các khoản trích trừ vào lương – Thuế TNCN (nếu có).
Sau khi các bạn làm xong bảng tính lương này chúng ta trình lên kế toán trưởng và giám đốc để họ ký duyệt.
Để cho chi phí tiền lương này được hợp lý hợp lệ, tất cả những người trên bảng lương đều phải ký vào cột
ký nhận, để chứng minh doanh nghiệp đã chi trả tiền.